Tại Trung Hoa Tông Nhân phủ

Tông Nhân phủ cơ quan được thành lập vào năm Hồng Vũ thứ 3 (1370) bởi Minh Thái Tổ với tên gọi Đại Tông Chính viện [大宗正院]. Sang năm Hồng Vũ thứ 22 (1389), chính thức đổi tên thành [Tông Nhân phủ].

Cơ quan này dựa trên cơ sở các cơ quan trước đó như Tông Chính tự (宗正寺) của nhà ĐườngThái Tông Chính viện (太宗正院) của nhà Nguyên. Dưới triều đại nhà Minh, ban đầu Phủ được đứng đầu bởi một Thân vương, về sau thì do đại thần họ ngoại có công lao kiêm quản rồi cuối cùng chịu sự quản lý của bộ Lễ[3]. Chức vị trong Tông Nhân phủ thời nhà Minh có:

  • Tông Nhân lệnh (宗人令): 1 người; hàm Chính nhất phẩm. Tần vương Chu Sảng từng nhậm;
  • Tả Tông chính (左宗正): 1 người; hàm Chính nhất phẩm. Tấn vương Chu Cương từng nhậm;
  • Hữu Tông chính (右宗正): 1 người; hàm Chính nhất phẩm. Yên vương Chu Lệ từng nhậm;
  • Tả Tông nhân (左宗人): 1 người; hàm Chính nhất phẩm. Chu vương Chu Túc từng nhậm;
  • Hữu Tông nhân (右宗人): 1 người; hàm Chính nhất phẩm. Sở vương Chu Trinh từng nhậm;

Dưới triều đại nhà Thanh, lại ở bên ngoài bộ máy hành chính thông thường[4]. Trong cả hai triều đại, cơ quan này bao gồm các thành viên là các hoàng thân quốc thích[5]. Phủ thường xuyên báo cáo về khai sinh, kết hôn, tử vong và lập gia phả của hoàng tộc, gọi là [Ngọc điệp; 玉牒]. Phả hệ hoàng gia đã được sửa đổi 28 lần trong suốt triều đại nhà Thanh[6]. Cơ cấu Tông Nhân phủ thời nhà Thanh có phân ra phức tạp hơn, thuộc hai phạm trù Đường quan (堂官) cùng Thuộc quan (屬官).

  • Đường quan:
    • Tông lệnh (宗令): 1 người; ban đầu nhất định phải là [Thân vương] hoặc [Quận vương] mới bổ nhiệm chức này, dần về sau không còn câu nệ tước vị. Chức vụ này chưởng quản toàn bộ các thuộc tỳ, kỳ phân của thành viên hoàng tộc, soạn ngọc điệp, ứng tước lộc, lệ bè phái, thân giáo giới, nghị thưởng phạt, lo các chuyện lăng miếu.
    • Tả Hữu Tông chính (左右宗正): mỗi chức 1 người; phụ tá Tông lệnh.
    • Tả Hữu Tông nhân (左右宗人): mỗi chức 1 người; phụ tá Tông lệnh.
    • Phủ thừa (府丞): một người Hán; quản lý văn bản chữ Hán, hàm Chính tam phẩm;
  • Thuộc quan:
    • Mãn đường chủ sự (滿堂主事): 2 người, hàm Chính lục phẩm; chưởng quản văn bản chữ Mãn.
    • Hán đường chủ sự (漢堂主事): 2 người, hàm Chính lục phẩm; chưởng quản văn bản chữ Hán.
    • Kinh Lịch ti Kinh lịch (經歷司經歷): hàm Chính lục phẩm; quản việc xuất nạp văn tự. Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Lý Sự quan (左右二司理事官): hàm Chính ngũ phẩm; cơ quan này chuyên quản lý ghi chép về hai cánh dòng hoàng tộc, là [Tôn Thất] cùng [Giác La]. Quản mọi ghi chép về lai lịch, tập tước, tuổi tác, con cái và chỗ mai táng. Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Phó Lý Sự quan (左右二司副理事官): hàm Tòng ngũ phẩm; phụ tá Lý Sự quan. Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Chủ sự (左右二司主事): mỗi chức có hai người; Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Ủy Thự Chủ sự (左右二司委署主事): mỗi chức có hai người; Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Bút thiếp thức (左右二司筆帖式): mỗi chức có 24 người; Tôn Thất đảm nhận.
    • Tả Hữu nhị ti Hiệu Lực Bút thiếp thức (左右二司效力筆帖式): mỗi chức có 24 người; Tôn Thất đảm nhận.